Với nhiều kế toán trẻ thường gửi những câu hỏi liên quan đến việc thanh tra quyết toán thuế. Để trả lời các câu hỏi của các bạn về vân đề này, kế toán Việt Hưng xin chia sẻ cho các bạn đọc kinh nghiệm thanh tra quyết toán thuế.
Khi quyết toán thuế thì sẽ có rất nhiều vấn đề phải trình bày cũng như giải thích với cơ quan thuế. Dưới đây là một vài vấn đề mà các bạn kế toán cần quan tâm khi cơ quan thuế thanh tra, quyết toán thuế công ty mình.
Kinh nghiệm thanh tra quyết toán thuế mới nhất
1. Những lưu ý đối với hàng hóa
Với doanh nghiệp xuất hàng hóa dùng cho nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn: Hàng xuất bán, tiêu dùng nội bộ, cho biết làm quà tặng… khi xuất hóa đơn cần phải xuất có hóa đơn đầy đủ hết. Vì những trường hợp này cơ quan thuế thường yêu cầu xuất trình hóa đơn và giải thích lý do vì sao không xuất hóa đơn.
2. Lưu ý với sổ phụ ngân hàng
Khi cơ quan thuế quyết toán thuế, đối với sổ phụ ngân hàng thì doanh nghiệp cần có đầy đủ: Sổ phụ, giấy báo(nợ, có), chứng từ đi kèm(giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi…). Doanh nghiệp nên chuẩn bị sao kê, sổ phụ theo từng năm. Ngoài ra, kế toán có thể chuẩn bị sổ phụ ở dạng file cứng và cả file mềm đ để dễ kiểm tra, đối chiếu.
Nếu trong quá trình kiểm tra, cơ quan thuế có nghi vấn cần xác thực giao dịch nào đó, họ sẽ yêu cầu bản gốc. Trường hợp thiếu chứng từ sẽ bị kiểm tra và phạt tiền thuế.
3. Lưu ý về vấn đề hóa đơn
– Hóa đơn trên 20 triệu thì doanh nghiệp phải chuyển khoản. Đây là điều mà chắc ai cũng biết. Vì vậy để dễ kiểm tra lại thì kế toán nên photo thêm UNC thanh toán bấm chung vào hóa đơn khi thanh toán. Cũng có thể ghi chú lại hóa đơn đã thanh toán ngày nào, ngân hàng nào. Điều nay giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được cũng như cơ quan thuế họ cần thì cúng ta cũng dễ dàng tìm UNC chứng minh.
Điều lưu ý ở đây là doanh nghiệp cần phải thanh toán bằng tài khoản có tên công ty nhé. Không được sử dụng UNC của ngân hàng của chủ tài khoản là cá nhân hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng người bán là ko được đâu nhé.
– Trường hợp không thanh toán qua ngân hàng mà cấn trừ công nợ với nhà cung cấp thì phải có “Biên bản cấn trừ công nợ” và ký tên xác nhận giữa 2 bên.
4. Hóa đơn mua hàng của công ty là công ty bỏ trốn khi quyết toán thuế
– Nếu công ty bạn dính có xuất hiện hóa đơn với công ty bỏ trốn thì hậu quả công ty bạn sẽ chịu đó là loại thuế GTGT được khẩu trừ đầu vào, bị loại khỏi chi phí hợp lý, phạt hành chính, chậm nộp thuế. Ngoài ra bị phạt về hành vi gian lận, trốn thuế, tùy vào mức độ nghiêm trọng.
Do đó, các bạn thường xuyên rà soát hóa đơn đầu vào. Nếu bạn bị dính vào công ty bỏ trốn mà phát hiện sớm. Các bạn hãy điều chỉnh lại BCTC, chủ động tự loại ra trước khi cơ quan thuế phát hiện. Như vậy thiệt hại sẽ ít hơn.
5. Chi phí xăng xe
Doanh nghiệp bạn có chi phí xăng xe phát sinh khá nhiều thì các bạn hãy xem lại chi phí này có thực sự hợp lý đối với tiêu hao nhiên liệu của 1 xe ô tô. Trung bình 1 xe tiêu hao khoảng 4 – 6 lít xăng/ 100 km.
Các bạn cần xây dựng Lịch trình sử dụng xe, ghi rõ quãng đường đi đến, chỉ số công tơ mét, tình trạng xe, nhiên liệu… để quản lý chi phí. Điều này giúp bạn tránh các rủi ro bị loại thuế GTGT, chi phí được trừ khi Cơ quan thuế thanh kiểm tra.
6. Trích khấu hao TSCĐ
Đối với xe oto, các bạn lưu ý về nguyên giá của xe có vượt trên 1,6 tỷ hay chưa? Khấu hao với mức nguyên giá nào? Thời gian khấu hao không tuân thủ theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn về khấu hao TSCĐ. Tài sản đó đã đủ điều khiển để đưa vào TSCĐ chưa, hay chỉ là CCDC thôi.
7. Chi phí lương của Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 TV do cá nhân làm chủ
Tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 02/08/2014 quy định như sau:
“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”
8. Bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
– Các bạn nên thực hiện Bút toán kết chuyển thuế GTGT tương ứng với kỳ khai thuế GTGT. Tức là thuế GTGT các bạn kê khai theo tháng thì các bạn thực hiện bút toán kết chuyển này hằng tháng. Tương tự như vậy cho kê khai quý. Các bạn chỉ thực hiện bút toán này vào thời điểm cuối năm tài chính là sai.
9. Các khoản vay và chi phí lãi vay, tiền mặt
Tại thời điểm doanh nghiệp có vay vốn ngân hàngthì sẽ không được đểtồn quỹ tiền mặtcao nhất.
Nếu doanh nghiệp có tồn quỹ tiền mặtquá caothì phải làmphiếu chiđể chi ra bớt. Hoặc đẩy các phiếu chi ở sau lên trước ngày giải ngân. Hoặc cũng có thể chi bớt những nội dung như: Chi phí marketing không có hóa đơn, chi phụ cấp, .… Những chi phí này không có hóa đơn, sẽ bị loại chi phí nhưng có tác dụng giảm quỹ tại thời điểm này.
Tuy nhiên, các bạn cũng lưu ý về tiền mặt cũng không được âm nhé.
10. Công việc kế toán cần chuẩn bị khi Quyết toán thuế
Khi nhận được thông báo của CQT xuống kiểm tra. Kế toán phải chuẩn bị cẩn thận những công việc sau:
- Kiểm tra đầy đủ các chứng từ kế toán
- Kiểm tra các định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Kiểm ta bảng kê VAT và tờ khai, báo cáo từng tháng
- Kiểm tra báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp từng năm
- Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, bảng lương, hợp đồng, Bảo hiểm,..
- Kiểm tra lập báo cáo tài chính xem đã kết chuyển đầy đủ chưa
- Điều chỉnh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật
- Thiết lập, lưu một các khoa học sổ sách kế toán, báo cáo thuế để dễ dàng tìm kiếm
- Chuẩn bị những giấy tờ chứng minh những điều khoản không rõ ràng khi làm việc & giải trình với cơ quan thuế