Khóa học phân tích kế toán quản trị nâng cao, Kế Toán Quản Trị ra đời muộn (15 năm trở lại đây) nhưng đang là xu thế mới của Ngành Kế Toán. Nhiều doanh nghiệp Vệt Nam vẫn chưa có hệ thống kế toán quản trị hay đang nằm ở mức sơ khai, chưa hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp.
Điều nguy hiểm dẫn đến sai lệch nghiêm trọng các thông để ra quyết định, dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp là vẫn đang còn dùng những hệ thống cũ kỹ như kế toán tài chính, kế toán thuế cho việc quản trị. Sau đây là sơ lược một số điểm mạnh của Kế Toán Quản Trị cho người muốn tìm hiểu và bắt đầu một chuyên ngành mới. Cùng trung tâm tìm hiểu khóa học phân tích kế toán quản trị nâng cao cần học những gì nhé.
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CÓ GÌ HAY?
- Giám đốc DN luôn có kế hoạch kinh doanh gắn liền với mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn liên kết các bộ phận
- Định hướng lại nghề nghiệp, vị trí của bạn trong môi trường tổ chức
- Định hình về hệ thống của báo cáo quản trị, giải nghĩa về báo cáo quản trị
- Giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy
- Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch
- Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
- Thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản trị doanh nghiệp (các giám đốc điều hành, giám đốc marketing, giám đốc tài chính vv…) nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định
- Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
MỤC LỤC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
– Hiểu & Phân biệt sự khác biệt giữa học kế toán quản trị & kế toán tài chính
– Thực hành các chức năng của một nhà quản trị như hoạch định, tổ chức,chiến lược hành động, mục tiêu,…
– Hiểu biết tổng quan nhất đối với quản trị
– Hiểu về phương pháp phân tích có thể được định lượng hoặc định tính để rút ra được các nhận định, đánh giá và khuyến nghị
– Thiết lập và sử dụng các thông tin phù hợp cho việc ra các quyết định kinh doanh hàng ngày (marketing, bán hàng, sản xuất, Logistics…)
– Quản trị chi phí theo nhiều chiều cho nhiều mục đích khác nhau theo đối tượng, theo thời gian,…
– Quản trị doanh thu theo nhiều chiều, nhiều mức độ cho các mục đích ra quyết định khác nhau tạo ra các giải pháp để tăng doanh thu và lãi như giá bán, các khoản giảm giá, theo kênh bán hàng, theo vùng,…
– Hiểu & thực hiện quy trình lập báo cáo kế toán quản trị tại doanh nghiệp quản lý
– Tập hợp thu thập dữ liệu từ bên trong và bên ngoài DN làm cơ sở để lập và trình bày báo cáo KTQT
– Phân loại, phân tích, đánh giá, tổng hợp các dữ liệu thô đã thu thập được thành các thông tin có ý nghĩa đối với các nhà quản trị DN
– Cách lập và trình bày – công bố báo cáo KTQT
– Cách lưu trữ và kiểm soát báo cáo KTQT -> đảm bảo đạt được mục tiêu bảo mật thông tin của DN
– Cách phân tích làm các biểu đồ, đồ thị làm nổi bật việc so sánh giữa các số liệu
– Cách lọc dữ liệu thu thập bỏ các phần không cần thiết, lọc bỏ thông tin trùng lặp dư thừa, bóc tách các thuộc tính quan trọng như tên phòng ban, tên bộ phận, tên người, địa điểm, thời gian…
– Phân loại, sắp xếp dữ liệu vào các danh mục gắn với nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
– Phân tích, đánh giá trong mối quan hệ với các yếu tố tiền tệ
– Đo lường các yêu tố tài chính bên ngoài bằng giá trị thực tế như:
Giá trị chênh lệch giữa thực tế và dự toán
Giữa kỳ này và kỳ trước
Giữa số liệu của DN với số liệu của ngành và phân tích biến động
Hoàn thiện báo cáo đúng cấu trúc KTQT chuẩn chỉnh
1. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Giá thành
– Hiểu về các khái niệm giá thành: Giá thành định mức/ Giá thành truyền thống/Giá thành trên cơ sở hoạt động ABC/Giá thành biến phí/Giá thành hấp thụ /Giá thành theo công việc/Giá thành theo quá trình /Giá thành thực tế/Giá thành thông thường & ứng dụng phù hợp.
– Nguyên tắc phân bổ chi phí và các cách tính giá thành sản phẩm theo đúng chuẩn quốc tế
– Tập hợp chi phí lựa chọn phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm
– Định giá bán sản phẩm
+ Tính giá vốn(giá gốc)cho sản phẩm
+ Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng:
- Theo kế hoạch dài hạn/ngắn hạn
- Theo sản phẩm sản xuất hàng loạt
- Theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công
- Theo sản phẩm mới ra mắt
- Theo các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
- Trong một số trường hợp đặc biệt nhưKhối lượng đơn đặt hàng nhiều, Khách hàng nước ngoài, Khách hàng tiêu thụ ở thị trường mới, Công suất sản xuất, tiêu thụ còn dư thừa,…
+ Xác định mức lợi nhuận theo mong muốn
+ Đặt giá bán lẻ(giá niêm yết)
+ Đặt giá bán sỉ
Chi phí
– Phân loại và tập hợp được từng loại chi phí trong đơn vị
Cách 1: Theo tính chất chi phí
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
- Chi phí kiểm soát được
- Chi phí không kiểm soát được
Cách 2: Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra
- Chi phí khả biến
- Chi phí bất biến
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến(VD: chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ…)
– Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, thông qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích sau:
- Kết cấu chi phí
- Đòn bẩy kinh tế
- Điểm hòa vốn
- Lãi tính trên biến phí đơn vị
- Tổng lãi tính trên biến phí
- Tỷ suất lãi tính trên biến phí
=> Khi phân tích mối quan hệ này sẽ đưa ra được quyết định trong sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận như lựa chọn sản phẩm và sản lượng sản xuất, giá bán, định mức chi phí. Biết được từng thành phần chi phí, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại công trình dịch vụ.
2. Đặt nền móng các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động
– Thiết lập ngân sách tổng thể
– Thiết lập dự báo theo các mô hình, ngân sách chiến lược, ngân sách tổng thể năm chia theo tháng bao gồm ngân sách bán hàng và thu tiền, ngân sách đầu tư, ngân sách chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung, ngân sách sản xuất, ngân sách nguyên liệu trực tiếp hoặc mua hàng, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, ngân sách tiền
– Làm các báo cáo tài chính ngân sách
=> Dự báo và ngân sách tổng thể hàng năm, chia theo tháng.
3. Tính toán & đo lường các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, của khối, phòng ban & các khoản đầu tư
– Cách lập, thẩm định và lựa chọn các dự án đầu tư gồm các kỹ thuật tính các dòng tiền của dự án như dòng tiền hoạt động kinh doanh, dòng tiền đầu tư, dòng tiền kết thúc dự án và các kỹ thuật đánh giá dự án nhưNPV, IRR, Profitability index
– Chỉ ra sự chênh lệch ngân sách so với ngân sách cũ: Các khoản chênh lệch lớn cần điều tra để tìm nguyên nhân gốc rễ và giúp hỗ trợ đưa ra các hành động chỉnh sửa và/hoặc ngăn ngừa
– Cách kiểm soát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế
– Thời gian thu hồi vốn cũng như cách tính chi phí vốn biên để ra các quyết định lựa chọn đầu tư
4. Chia tách, phân tích báo cáo tài chính
– Đọc hiểu báo cáo tài chính:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
– Cách phân tích các báo cáo tài chính đa chiều như phân tích xu hướng như các nhóm tỷ suất (1) sinh lời, (2) hoạt động, (3) thanh khoản ngắn hạn, (4) thanh khoản dài hạn, (5) Nợ và vốn chủ sở hữu, (6) Đầu tư cho nhiều mục đích khác nhau như so sánh việc thực hiện với ngân sách, quá khứ và so với các đối thủ cạnh tranh, với ngành để có hành động điều chỉnh
- Phân tích khả năng thanh toán
- Phân tích đòn bẩy tài chính
- Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích dòng tiền
––– Trung Tâm Cam Kết –––
Khóa học phân tích kế toán quản trị nâng cao
Cam kết 100% học xong sẽ làm việc được ngay
Học viên sẽ được học online 100% với Kế Toán Trưởng dày dặn kinh nghiệm làm việc
Bất cứ khó khăn của học viên gặp phải sẽ được đội ngũ giảng viên giúp đỡ nhiệt tình
Ngoài ra học viên mua khóa học sẽ được học lại trọn đời, quên kiến thức có thể học lại bất cứ lúc nào